Các dấu hiệu Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoaWikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Lâm sàng

Phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng. Ở người lớn, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám vô sinh.[6] Phần lớn giãn tĩnh mạch tinh hoàn phát triển dần theo thời gian, thường ở bên tinh hoàn trái, có thể do vị trí của các tĩnh mạch tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ở một bên có thể ảnh hưởng đến sự tạo ra tinh trùng của cả hai tinh hoàn. Bệnh thường dễ chẩn đoán.[4]

Bệnh hiếm khi gây đau và nếu đau nhiều thì nằm ngửa thấy đỡ, bệnh có thể trở nên rõ rệt hơn theo thời gian. Thừng tinh đem máu đến tinh hoàn rồi đem máu đi, trong thừng tinh có ống dẫn tinh để vận chuyển tinh trùng. Đám tĩnh mạch trong bìu nhưng ở phía trên tinh hoàn thường giãn to ở tuổi dậy thì và thu hút máu của tinh hoàn.[4]

Ở người trẻ tuổi, bệnh nhân đến khám chủ yếu vì đau tức, khó chịu ở vùng bìu với đặc điểm: giảm khi nằm nghỉ, tăng khi ngồi lâu, đứng lâu hoặc vận động nhiều. Bệnh nhân cũng có thể đến khám vì thấy bìu to hoặc thậm chí nhìn thấy các mạch máu ở bìu giãn to hằn lên dưới da.[6] Trẻ em đến khám do đau hoặc khó chịu gây ảnh sinh hoạt, thường gặp ở các trẻ em trai trên 10 tuổi. Khi khám vùng bìu tư thế đứng có thể sờ thấy thừng tinh dày, có nhiều tĩnh mạch giãn mềm đôi khi nổi ngoằn nghèo ở dưới da bìu phía trên tinh hoàn, khi sờ vào có cảm giác như "búi giun", tùy theo các mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh mà có thể nhận biết qua thăm khám lâm sàng hoặc cần thêm các thăm khám bằng siêu âm màu để phát hiện luồng trào ngược máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ vào tĩnh mạch tinh.[5]

Trực quan

Đặc biệt ở một số bệnh nhân giãnh tĩnh mạch thừng tinh, người ta ghi nhận có một số bất thường như:[6]

  • Thể tích tinh hoàn nhỏ
  • Rối loạn sinh tinh do sự thay đổi mô học của tinh hoàn, bất thường của tinh dịch đồ.
  • Giảm nồng độ testosterone và thay đổi nhiều hormon khác.
  • Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu. Nằm ngửa thấy đỡ đau.
  • Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, có thể thấy một khối sưng phía trên bìu.[3]

Đối với một số bệnh nhân khi làm công việc nặng, đứng lâu, ngồi lâu sẽ thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau ở vùng tinh hoàn.
  • Cảm giác nặng nề ở tinh hoàn
  • Sờ vào gốc dương vật thấy có những búi giống như sợi mì
  • Một bên tinh hoàn (thường là bên trái) nhỏ hơn bên kia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giãn tĩnh mạch thừng tinh http://www.diseasesdatabase.com/ddb13731.htm http://www.emedicine.com/radio/topic739.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=456.... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/varicocele-pro http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/dan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan... http://suckhoe.24h.com.vn/gian-tinh-mach-tinh-hoan...